Tổ chức tang lễ Phật giáo đầy đủ và chi tiết nhất | Tâm An Lạc

HOtline

0944448822
Danh mục sản phẩm
31/01/2023 - 12:58 PMAdmin 1685 Lượt xem

Để tổ chức tang lễ Phật Giáo được vẹn toàn, hạn chế tối đa mọi sai xót và thiếu xót thì các gia đình cần phải làm gì? Phải làm như thế nào khi người thân vừa trút hơi thở cuối cùng? 

Người thân đột ngột qua đời là nỗi đau xót vô bờ bến, là điều là không ai muốn xảy đến, nhưng "Sinh Lão Bệnh Tử" là quy luật bất biến, chúng ta phải chấp nhận nó.

Xem thêm: Hướng dẫn viết Cáo phó đúng đủ nhất

thiết kế cáo phó

Nghi thức tang lễ Phật giáo

16 nghi thức trong tang lễ Phật giáo

Có những hình thức mai táng khác nhau tuỳ tập quán của từng nơi, từng cư dân. Một nghi thức tiễn biệt người quá cố theo truyền thống Phật giáo Việt Nam qua các lễ lược như sau:

  • Trị quan nhập liệm:

Một người mất (chết), trút hơi thở cuối cùng. Sau đó ít nhất là 4 giờ, tốt hơn hết là sau 24 giờ, được tắm rửa sạch sẽ, đưa vào một cái hòm gỗ (quan tài) bằng một nghi thức như sau: Dùng một chén nước trong, một cây đèn nến (sáp) gắn vào một cái cây gác trên một góc hòm.

Vị gia trì sư dùng tam mật tương ưng (tay kiết ấn, khẩu đọc thần chú, Ý quán tưởng Phật) tẩy sạch quan tài và vật dụng tẩm liệm. Ðưa thi hài vào quan tài. Thi hài thường được mặt một chiếc áo Quan Âm (mền Quang Minh). Theo cổ tục có nơi còn bỏ gạo hay vàng ngọc vào miệng thi thể.

Chuẩn bị
 
- 2 bộ bình bông, 2 bộ dĩa trái cây ( cúng bàn Phật và bàn Vong), chuẩn bị cơm canh, đồ chay ( nhập liệm xong, Thầy sẽ cúng đất đai và cúng linh)
 
- 1 cái bàn làm bàn thờ vong
 
- Chuẩn bị quần áo người mất để vào áo quan
 
- Trao đổi với Thầy về danh sách tên tuổi con cháu để làm lễ phát tang và cúng kinh cầu siêu
 
Tiến hành nhập liệm
 
- Con cháu có mặt đầy đủ (ai kỵ tuổi phải tránh mặt, nếu là phật tử thì không cần),  chắp tay thành tâm hướng về Phật Pháp cầu cho người thân đã mất được siêu sanh về cõi cực lạc.
 
Thầy làm lễ khai kinh bách Phật, đọc chú tẩy uế cho người mất, đọc chú đại bi, bát nhã tâm kinh, chú vãng sanh, và niệm Phật hiệu
 
- Đúng giờ nhập liệm, anh em đạo tỳ tiến hành tẩn liệm. Thi thể được đưa vào áo quan, đắp vải liệm, ướp trà khô, bông lài khô.
 
- Trước khi đóng nắp quan tài, con cháu quỳ trước đầu hòm lại 4 lạy

- Đóng nắp quan tài và trang trí.

Có thể bạn quan tâm: Bảng giá tang lễ Phật giáo trọn gói

Tang lễ Phật giáo
  • Phục hồn:

Thiết lập một bàn thờ Linh có linh ảnh, bài vị, bát nhang. Thỉnh vong linh an vị, để cho thần thức định tỉnh nhận rõ sự việc đang phải lìa thể xác. Vì theo quan niệm thần thức của người mất lúc bấy giờ đang bơ vơ, sợ sệt, chưa ý thức được đang gặp sự việc gì. Theo cổ tục dân tộc có một bát cơm (hai chén úp một), cắm lên hai chiếc đũa và một quả trứng luộc.

  • Khai kinh - Tiến linh:

Thiết lập bàn Phật, thỉnh Phật chứng minh và siêu độ sự ra đi của vong giả. Tụng kinh để hương linh làm tư lương hướng Phật. Khuyến tấn hương linh quy y Phật, dứt nghiệp trần lao.

  • Phát tang:

Ðể cho bà con thân bằng quyến thuộc có cơ hội từ giả biệt luận với vong giả. Một hình thức ghi nhớ ơn đức, hiếu hạnh trong gia tộc. Ðặc biệt trong nghi thức này vị gia trì sư lại dùng tam mật tương ưng chú nguyện vào tang phục và xướng: “Ngũ phục chi nhơn các thọ kỳ phục” trao cho tang gia mặc vào người. Từ giờ phút này mới chính thức báo tang, bà con thân hữu mới thăm viếng với tư cách tang lễ.

Con cháu có mặt đầy đủ quỳ trước bàn thờ linh.

Sư Thầy làm lễ phát tang. Sau khi mặc đồ tang xong, con cháu quỳ tiếp để thầy cúng kinh và cúng cơm cho hương linh.

 Tang lễ Phật giáo 

  • Triêu điện:

Trong thời gian chưa chôn, các lễ cúng cho hương linh gọi là “điện”. Vậy triêu điện là một lễ cúng buổi sáng gần ngày đưa đám, thường dành riêng cho bà con muốn làm một lễ cúng riêng, đọc ai điếu, lời từ biệt.

  • Tịch điện:

Lễ cúng buổi tối gần ngày đưa đám, thường giành cho con cháu nội tộc, để con cháu có cơ hội nói lên ơn nghĩa, những hình ảnh thân thương, tưởng niệm đến công hạnh của người quá cố. Còn thường ngày 3 buổi: sáng cúng trà; trưa, chiều cúng cơm dùng hình thức nghi lễ đơn giản gọi là “tiến linh”.

  • Triệu tổ:

Lễ này thường được cử hành trước ngày di quan khoảng 2 hôm trở lại. Tang quyến thỉnh linh vị, di ảnh, bát nhang đầy đủ lễ vật đến tự đường (nhà thờ họ). Ðặt linh vị trên một cái bàn nhỏ đối diện án thờ gia tiên. Thí dụ án thờ ở phía tây, linh vị ở phía đông, con cháu tang quyến ở phía nam; cất gậy, mũ mấng đi để làm lễ cáo tổ tiên.

  • Sái tịnh, nhiễu quan và quy y linh:

Trong lúc đại chúng đang tụng chú Ðại Bi, vị chủ sám dùng bình Cam Lồ vào tẩy tịnh quan tài, chú Ðại Bi vừa dứt, sám chủ thán: “Giác tánh viên minh, tùng lai trạm tịch; bổn lai nhơn ngã chi huyễn tướng, hà hữu sanh tử chi giả danh? Nhơn tối sơ nhất niệm sái thù, tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt.

  • Cáo đạo lộ:

Lễ này thường nhờ một người hộ tang đứng cúng, được cử hành trước một hôm đưa đám, đặt bàn cúng  trước cữa ngõ, ý nghĩa xin hộ đàng cho đám táng được yên ổn thuận lợi. Có gia đình tổ chức lễ cúng thí thực và phóng sanh nữa.

  • Khiển điện:

Lễ này cúng trước khi di quan, thường dành cho bằng hữu tỏ bày tâm sự, tình cảm với hương linh qua điếu văn.

  • Di quan (động quan):

Lễ di chuyển quan tài đi chôn hay hỏa táng, một lễ có nhiều xúc động nhất. Trong lễ này Gia trì sư thường đội nón Tỳ Lư và cầm tích trượng để hướng dẩn hương linh. Sau nghi thức cúng cấp xong, Gia trì sư xướng: - Cung thối, thỉnh bổngg danh sanh,  thần vị, linh ảnh thăng xa.

- Chuẩn bị 2 bình bông, 2 dĩa trái cây, nước trà, rượu, nhang, 2 bộ tam sên, 2 cặp đèn cầy, ít giấy tiền vàng bạc. 1 bộ cúng cáo đầu lộ, 1 bộ cúng huyệt hoặc đài hòa táng.

- Cúng cao đầu lộ ( thầy cúng trước khi động quan)

- Làm lễ truy điệu và đọc lời cảm tạ ( Cán bộ công nhân viên chức nhà nước)

- Lễ bái quan: Anh em đạo tỳ làm lễ bái quan.Gia chủ đặt tiền thưởng trên đầu áo quan, nhiều ít tùy vào điều kiện kinh tế gia đình

- Khi động quan, di quan: thầy đi trước, tới người cầm lư hương, tiếp theo là di ảnh và bài vị đi ngang hàng, tiếp theo là áo quan, con cháu đi sau, tiếp theo là bà con tiến đưa.

- Di quan ra khỏi nhà rồi quay đầu lại lạy chào từ biệt 3 lần, người cầm lư hương, di ảnh cũng quay lại theo áo quan hướng mặt vào nhà cúi chào 3 lần rồi đi. Đi 1 đoạn xá thêm lần nữa chào bà con lối xóm chào khách tiễn đưa lần cuối.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao người chết phải buộc chân tay?

Tang lễ Phật giáo

  • Tế độ trung: Cúng giữa đường

Trước tiên vì đường sá xa xôi, nghỉ xả hơi cho âm công (người gánh đám) lấy sức, đãi đằng ăn uống. Thứ đến để cho con cháu có dịp lễ lạy tỏ lòng hiếu thảo trong lúc nghỉ giải lao.

  • Trị huyệt:

Một lễ làm tinh sạch huyệt, trước khi hạ quan tài.

Sái tịnh, trị quan, trị huyệt với ý nghĩa dùng nước Cam lồ làm tinh sạch nơi chỗ để xếp đặt thi thể, hay nơi thờ cúng. Còn có nghĩa chúng sanh nào đang ẩn trú vào nơi ấy xin đi nơi khác.

  • Tạ thổ thần:

Lễ khấn vái thổ thần và những hương linh của những ngôi mộ chung quanh. Nay có huơng linh. . . cùng chung cư trú tại địa phận này.

  • Nhiễu mộ:

Lễ này cử hành sau khi an táng xong; bái biệt hương linh, tạ chư Tăng, và quan khách đi dự đám táng.

  • An linh:

Khi về đến nhà, chùa, an vị hương linh để hương khói thờ phụng. Ngày trước đưa về nhà, phải thiết bàn thờ riêng trong hai năm hoặc ít nhất là 100 ngày, sau mới được nhập vào bàn thờ chung với tổ tiên. Ngoài ra còn có lễ đề phan vị, đề thần chú, lễ khai môn (mở cửa mã): sau khi chôn ba ngày làm lễ khai môn để hương linh được phép ra vào.

Có thể bạn quan tâm: Tro cốt sau khi hỏa táng để ở đâu?

Tang lễ Phật giáo

Những lưu ý khi tổ chức tang lễ Phật giáo

Để tổ chức tang lễ Phật giáo được diễn ra một cách trang trọng, lịch sự, tang quyến cần chú ý những việc như sau:

Hạn chế việc khóc lóc đau thương khi gia đình có người mất, cần cố gắng cử hành nghi lễ đơn giản nhưng trang nghiêm tại gia hoặc tại nhà tang lễ.

Không tụ tập đánh bài, cờ bạc để tránh quấy rầy người mất cũng như tránh việc tạo nghiệp cho bản thân.

Không nên sát sanh để cúng tế, thiết đãi rượu thịt trong thời gian diễn ra tang lễ. Gia đình nên giữ trọn trai giới để hồi hướng công đức cho người đã mất.

Gia đình cần làm việc thiện như cúng dường, in Kinh Đại Thừa, thả cá phóng sanh,… để tích đức cho vong linh.

Không ngừng niệm Nam mô A Di Đà Phật.

Không treo màn trướng, trang trí đèn đuốc xung quanh linh cửu.

Không nên sử dụng ban nhạc tây hoặc che tàng lọng. Những việc này chỉ nhằm phô trương hư vinh, là việc người Phật tử không nên làm.

Hạn chế việc đốt giấy vàng mã, mướn người khóc đám tang cũng như cấm kị việc thổi kèn, thổi sáo quá sầu thảm. Việc này dễ khiến vong linh theo âm điệu mà đi vào chốn địa ngục. Cách tốt nhất là gia đình nên thuê người hòa tấu để cúng dường Tam Bảo.

Và điều quan trọng không kém là gia chủ nên gửi lời cảm ơn sau tang lễ của Phật giáo đến những người đã tham dự đám tang, những người đã hỗ trợ và giúp đỡ,…

Xem thêm: Lời cảm tạ sau tang lễ Phật giáo

Lời cảm tạ sau tang lễ Phật giáo

Khi người Phật giáo vừa mới qua đời cần làm gì?

Người Phật giáo vừa Lâm chung

1. Niệm danh hiệu Phật / Bồ Tát:

Lúc này mọi người trong gia đình tang quyến nên bĩnh tĩnh, nén đau thương, nhập tâm đồng lòng niệm lớn danh hiệu Phật / Bồ Tát, hồi hướng công đức niệm Phật cho người thân và tất cả chúng sanh

2. Ghi lại ngày giờ mất của người thân. (Liên hệ chùa để xem ngày giờ tẩn liệm, động quan)

3. Tắm rửa vệ sinh: dùng những động tác hết sức nhẹ nhàng tắm rửa bằng rượu hay trà, thay đồ và mặc them bộ đồ Lục phù bên ngoài. (Người nhà tự thực hiện hoặc gọi Tâm An Lạc đến để hỗ trợ thực hiện)

4. Đặt thi thể tại gian nhà trước.Đầu hướng nhìn ra cửa hoặc đầu hướng về hướng Bắc – hướng Phật Thích Ca nhập niếp bàn.

5. Sắp xếp thi thể ngay ngắn, đặt nải chuối xanh lên bụng, đặt cái bàn nhỏ phía đầu thi thể để bày lên 3 chén cơm, 1 quả trứng luộc (hoặc 1 chén cơm úp và đặt quả trứng luộc lên trên chén cơm), 4 cây đèn cầy 4 góc thi thể, không đốt nhang cho đến khi nhập liệm, không xịt dầu thơm vào thi thể.

6. Tẩm dầu hôi ở bốn góc
 
7. Liên hệ dịch vụ tang lễ trọn gói 
 
8. Liên hệ chùa hoặc nhờ Tâm An Lạc để xem ngày giờ tẩn liệm, động quan
 
9. Thỉnh chư tăng, ni, ban hộ niệm. ( Dịch vụ tang lễ Tâm An Lạc sẽ hỗ trợ )
 
10. Chọn Nghĩa Trang (nếu an táng – chôn cất)
 
11. Chuẩn bị di ảnh kích thước 24X30
 
12. Thông báo bà con, xóm giềng, bạn bè gần xa
 
13. Sổ ghi nhớ khách viếng
 
14. Giấy báo tử, chứng tử
 
15. Họp gia đình, phân công công việc: người chủ tang, người tiếp khách viếng, người ghi chép, người thủ quỹ v.v…

Hướng dẫn chuẩn bị tổ chức tang lễ đầy đủ nhất

Chuẩn bị tang lễ

Chuẩn bị tang lễ

Tư vấn tổ chức tang lễ Phật giáo theo hình thức hỏa táng và an táng

Chi phí tang lễ trọn gói do Tâm An Lạc đưa ra đã bao gồm đầy đủ các dịch vụ đi kèm, để tìm hiểu chi tiết hơn, quý gia đình có thể tham khảo bài viết: Bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói

Gói Tang Lễ

Chi phí ( đã bao gồm quan tài và các dịch vụ đi kèm )

Gói tang lễ giá rẻ tiết kiệm

37 000 000 vnd

Gói hỏa táng tiêu chuẩn 1

52 000 000 vnd

Gói hỏa táng tiêu chuẩn 2

57 000 000 vnd

Gói hỏa táng cao cấp

65 000 000 vnd

Gói an táng ( chôn cất ) quan tài gỗ Tràm

65 000 000 vnd

Gói an táng ( chôn cất ) quan tài gỗ Sao

75 000 000 vnd

Gói an táng ( chôn cất ) quan tài gỗ Trai

90 000 000 vnd

Gói an táng ( chôn cất ) quan tài gỗ Hương

150 000 000 vnd
Gói mai táng quan tài hòm Nhất Sơn Mài

90 000 000 vnd

 
Có thể quý Phật tử quan tâm: Lời dẫn chương trình tang lễ Phật giáo
Tin liên quan
Dịch vụ tang lễ trọn gói tại Lạc Hồng Viên Dịch vụ tang lễ trọn gói tại Lạc Hồng Viên
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên cung cấp dịch vụ tang lễ trọn gói cho khách hàng tại khu vực Hà Nội với cam kết tổ chức chuyên nghiệp, loai bớt các thủ tục...

Đọc Chú Đại Bi có tác dụng gì? Đọc Chú Đại Bi có tác dụng gì?
Kinh Chú đại bi hay còn được gọi với cái tên Đại Bi Tâm Đà La Ni một trong những bài thần chú cơ bản trong việc thể hiện công đức của Đại Bồ Tát. Chú...

Hỏa táng có tốt không? Hỏa táng có tốt không?
Hiện nay hình thức hỏa táng người quá cố được khuyến khích các gia đình nhiều hơn bởi nhu cầu về bảo vệ môi trường. Một trong những hình thức hợp vệ...

Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai tử Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai tử
Giấy khai tử hay thường được gọi là Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con...

Ảnh hoa sen tang lễ Ảnh hoa sen tang lễ
Hình ảnh hoa sen trắng mang đậm nỗi buồn, mất mát đau thương. Việc thay đổi hình ảnh hoa sen trắng nền đen cũng là cách gửi lời thông báo đến bạn bè, người...

Vì sao linh hồn người chết trẻ rất thiêng Vì sao linh hồn người chết trẻ rất thiêng
Trong nhân gian vẫn thường có câu chết trẻ khỏe ma với hàm ý rằng những người chết trẻ rất thiêng. Sở dĩ người ta đồn đại như vậy là bởi những hiện...

Lễ khâm liệm là gì? Lễ khâm liệm là gì?
Sau khi người nhà mặc xong áo thọ cho người chết, họ sẽ phải đặt thi thể vào trong quan tài. Nghi lễ này được gọi là "khâm liệm" hay "đại liệm". Cử hành...

Cháy bát hương người mới mất là điềm gì? Cháy bát hương người mới mất là điềm gì?
Theo quan niệm dân gian, người mới mất bao giờ cũng rất linh thiêng vì còn chưa cởi bỏ hết chấp niệm với trần thế. Việc thờ cúng và bốc bát hương cho người...

Hướng dẫn cách lập bàn thờ người mới mất Hướng dẫn cách lập bàn thờ người mới mất
Trong nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt, lập bàn thờ vong người mới mất là thủ tục vô cùng quan trọng. Song bên cạnh đó, sau khi hoàn thành việc...

Chương trình đọc kinh cho người mới mất Công giáo Chương trình đọc kinh cho người mới mất Công giáo
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng, chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Dịch vụ chỉnh sửa ảnh thờ, phục chế ảnh cũ Dịch vụ chỉnh sửa ảnh thờ, phục chế ảnh cũ
Dịch vụ chỉnh sửa ảnh thờ, phục chế ảnh cũ bị mờ, cũ. Ảnh kỷ niệm bị phai màu, rách nát trở lại trạng thái tốt nhất với chất lượng cao nhất với...

Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói
Tâm An Lạc xin gửi đến quý gia đình bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói ( bao gồm cả hỏa táng và an táng ) tại TPHCM nói riêng và toàn quốc nói chung để quý vị...

Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM
Dịch vụ bốc mộ Tâm An Lạc sẽ xem ngày giờ để tiến hành bốc bộ. Yếu tố tâm linh và phong thủy là vô cùng quan trọng cho nên khi thực hiện bốc mộ tuyệt đối...

Dịch vụ tang lễ trọn gói tại Lạc Hồng Viên Dịch vụ tang lễ trọn gói tại Lạc Hồng Viên
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên cung cấp dịch vụ tang lễ trọn gói cho khách hàng tại khu vực Hà Nội với cam kết tổ chức chuyên nghiệp, loai bớt các thủ tục...

Đọc Chú Đại Bi có tác dụng gì? Đọc Chú Đại Bi có tác dụng gì?
Kinh Chú đại bi hay còn được gọi với cái tên Đại Bi Tâm Đà La Ni một trong những bài thần chú cơ bản trong việc thể hiện công đức của Đại Bồ Tát. Chú...

Hỏa táng có tốt không? Hỏa táng có tốt không?
Hiện nay hình thức hỏa táng người quá cố được khuyến khích các gia đình nhiều hơn bởi nhu cầu về bảo vệ môi trường. Một trong những hình thức hợp vệ...

Văn khấn gia tiên hàng ngày Văn khấn gia tiên hàng ngày
Ngày nay, rất nhiều gia đình vẫn giữ thói quen thắp hương và đọc văn khấn gia tiên hàng ngày. Bởi họ quan niệm rằng, mỗi nén hương được thắp lên là một...

Văn khấn đầy tháng cho bé trai và bé gái Văn khấn đầy tháng cho bé trai và bé gái
Văn khấn đầy tháng cho bé trai và bé gái. Lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé là một nghi lễ quan trọng được thực hiện khi bé tròn 1 con trăng tuổi với mong muốn những...

Văn khấn cúng xe Văn khấn cúng xe
Theo quan niệm tâm linh của nhiều người, việc cúng xe mới là hoàn toàn quan trọng. Lễ cúng này sẽ là dịp để cảm tạ Trời, Phật, các vị thần linh cùng gia tiên...

Nấu món chay ngon dễ làm cho mùa Vu Lan Nấu món chay ngon dễ làm cho mùa Vu Lan
Một mùa Vu Lan nữa lại về, nghĩ về ngày Vu Lan người ta sẽ nghĩ ngay đến ngày báo hiếu cha mẹ. Đó cũng là dịp để mọi người có thể về bên gia đình, cùng...

Thủ tục kinh doanh dịch vụ tang lễ Thủ tục kinh doanh dịch vụ tang lễ
Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc chủ kinh doanh phải thực hiện trước khi kinh doanh dịch vụ tang lễ, dịch vụ mai táng.

Tang lễ nghệ sĩ Vũ Linh Tang lễ nghệ sĩ Vũ Linh
Sau gần nửa thập kỷ bôn ba với kiếp tằm vương tơ, sau 5 ngày sống trong tình yêu thương của khán giả khi nằm trong cỗ áo quan, NSƯT Vũ Linh đã nằm yên dưới...

Tử vi tuổi Tuất năm 2023 Tử vi tuổi Tuất năm 2023
Từ vi tuổi Tuất năm 20023 công danh sự nghiệp của người tuổi Tuất khá hanh thông. Do có cát tinh phù trợ, bản mệnh cầu được ước thấy, chỉ cần quyết tâm...

Tử vi tuổi Dậu 2023 Tử vi tuổi Dậu 2023
Khác với tử vi năm cũ, tuổi Dậu đối mặt đầy rẫy những khó khăn, thách thức trong năm 2023. Hầu hết các phương diện trong cuộc sống của con giáp này đều...

Tử vi tuổi Thân năm 2023 Tử vi tuổi Thân năm 2023
Theo tử vi tuổi Thân năm 2023 sẽ bước vào giữa năm Tam Tai, dẫn đến sự nghiệp của họ chưa thể có những bước tiến rõ ràng, tuy nhiên vẫn có những thay đổi...

Ngủ mơ thấy khăn tang là điềm gì? Ngủ mơ thấy khăn tang là điềm gì?
Ngủ mơ thấy khăn tang là điềm báo gì? Có đáng sợ hay không? Nằm mơ thấy khăn tang đánh con gì trúng lớn? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé

Mơ thấy người chết nhưng vẫn sống Mơ thấy người chết nhưng vẫn sống
Từ góc độ tinh thần thì khi bạn nằm mơ thấy người chết nhưng vẫn sống cũng có nghĩa là trong thâm tâm, bạn vẫn còn nhớ đến những người đã không còn nữa,...

Nằm mơ thấy số 97 nghĩa là gì? Nằm mơ thấy số 97 nghĩa là gì?
Khi nằm mơ thấy số 97 thì có nghĩa rằng bạn là một người khá hướng nội và thích sự đơn độc, không thích di chuyển nhiều. Bên cạnh đó, khi mơ thấy số 97...

Trại Hòm Martino

Trụ sở công ty

Cơ sở 1: 410 Mã Lò, p.Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân

Chi nhánh TPHCM

Cơ sở 2: 35 Nguyễn Thị Đặng, p.Tân Thới Hiệp, Q12

Email

tamanlac.sales@gmail.com
Điện thoại: 09 44 44 88 22
Giờ làm việc: 24/7
Kể cả ngày lễ
 
 
 

 

 Dịch vụ tang lễ Tâm An Lạc

Bản quyền thuộc về Martino Group.
messenger icon zalo icon