Hướng dẫn gia đình tổ chức tang lễ trọn gói tại nhà riêng tiết kiệm

HOtline

0944448822
Danh mục sản phẩm
31/05/2023 - 12:53 PMAdmin 529 Lượt xem

Làm sao để tổ chức tang lễ trọn gói tại nhà riêng một cách tiết kiệm, đơn giản và ít tốn kém nhất?  Để làm được điều này phải căn cứ tùy theo điều kiện tài chính và tôn giáo của mỗi gia đình mà cách tổ chức sẽ khác nhau. Nhưng quan trong nhất khi tổ chức tang lễ phải đảm bảo được những nghi thức truyền thống theo đúng văn hóa của người đã khuất.

Tổ chức tang lễ trọn gói tại nhà riêng

Trong bài viết này, Tâm An Lạc xin chia sẻ cho gia đình cách tổ chức tang lễ tại nhà riêng tiết kiệm nhưng vẫn đáp ứng được các yếu tố trên. Mời quý gia đình cùng đọc và tìm hiểu!

9 điều cần biết khi tổ chức tang lễ tại nhà riêng

thiết kế cáo phó

1. Gửi thông báo cáo phó đến mọi người

Cáo Phó Là Gì? Cáo Phó là một trong những hạng mục không thể thiếu trong một Tang lễ. Khi trong nhà có người thân qua đời thì chuẩn bị 1 bản Cáo Phó cũng là một trong những hạng mục quan trọng nhất trong Lễ Tang của người mất.  Đăng tin cáo phó là cách hữu hiệu giúp tang chủ cùng toàn bộ tang quyến thông báo cho bà con, thân hữu gần xa về việc nhà mình vừa có người mất. 

Đặc biệt các thông tin trong bảng cáo phó luôn đề cao tính rõ ràng, quan trọng về thời gian mất, nhập quan khi nào, khi nào chôn cất, chôn cất ở đâu, người mất lúc bao nhiêu tuổi,…

Đăng tin cáo phó

Mẫu cáo phó

Việc đăng tin cáo phó tại nhà riêng cũng không quá phức tạp, tang chủ sẽ dựa vào mẫu cáo phó và điền các thông tin chính xác của người mất vào đó rồi dán vào trước cửa hay lối ra vào, đảm bảo ai đi ngang cũng nhìn thấy. Nếu quý gia đình chưa biết làm cáo phó như thế nào, xin tham khảo bài viết:

Các mẫu cáo phó đẹp, trang trọng và đầy đủ thông tin

2. Lập bàn thờ vong cho người mới mất

Lập bàn thờ vong là việc cần làm thứ 2 khi gia đình có ý định tổ chức tang lễ tại nhà riêng. Bàn thờ vong thường được lập trước khi tiến hành khâm liệm thi hài người mất. Bàn thờ vong sẽ bao gồm các vật dụng tang lễ như: chân đèn 2 bên, các bó nhang, dĩa hoa quả tươi, 1 nải chuối, di ảnh người mất cùng các vòng hoa nhỏ được trang trí quanh bàn thờ hoặc di ảnh. 

Mục đích của việc lập bàn thờ vong người mới mất là để thờ cúng và tưởng nhớ đến những người đã khuất. Hiểu một cách đơn giản, thờ cúng là cách duy nhất để kết nối giữa hai thế giới âm – dương. 

Lập bàn thờ vong cho người mới mất

Lập bàn thờ vong cho người mới mất

Bàn thờ vong hay bàn thờ người mới mất có thể là một cỗ bàn hoặc tủ thờ được dùng để trưng bày bát hương, nhang đèn cũng như những vật phẩm cần thiết cho việc ma chay. Lập bàn thờ vong là một trong những thủ tục quan trọng, là tín ngưỡng thờ cúng tốt đẹp trong lễ tang truyền thống của người Việt. 

Lập bàn thờ người mới mất không cần quá cầu kỳ hay phô trương. Chỉ cần đơn giản những vấn đảm bảo đầy đủ các thứ cần thiết bao gồm: bát nhang, bài vị của người đã mất, một lọ hoa, đèn dầu và 5 chén nước. Đối với bàn thờ người mới mất trong vòng 49 ngày phải liên tục canh không để nhang và đèn được tắt.

Có thể gia đình quan tâm: Bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói

Ý nghĩa của “thờ” là dựng lên cái gì đó về mặt hình thức, về tín ngưỡng, còn “cúng” là dâng lên những thực phẩm, rượu nước, trái cây, nhang đèn,… Điều này có thể cảm nhận được bằng các giác quan, để ngửi, để thưởng thức. Từ thờ cúng chỉ để dành cho người đã mất. Việc thờ cúng bàn thờ vong người mới mất sẽ bắt đầu từ lúc đám tang diễn ra, tiếp sau đám tang là tuần thất, rồi đến là đám giỗ.

Đối với người Việt Nam, việc thờ cúng rất đa dạng và phong phú: thờ Phật, thờ thần, thờ anh hùng có công, thờ ông bà tổ tiên,… nên dân tộc ta được gọi là đa tín ngưỡng. Trong đó việc thờ cúng những người đã mất rất quan trọng và linh thiêng, bởi khác với suy nghĩ của người phương Tây “người chết là lên thiên đường”, thì theo quan niệm của mỗi người Việt Nam, chúng ta xem cái chết là điều vô cùng buồn thương, đau xót. 

Những người thân ra đi là nỗi đau to lớn không thể nào bù đắp được. Trong việc tổ chức tang lễ trọn gói tại nhà thì ngoài tục lệ con cháu đội chiếc khăn tang trên đầu, khóc thương thảm thiết thì còn hiện hữu vô cùng nhiều phong tục khác với các ý nghĩa riêng, mà một trong số đó là tục lập bàn thờ vong cho người mất.

Lễ khâm liệm

3. Khâm liệm người quá cố

Điều tiếp theo khi gia đình tổ chức tang lễ trọn gói tại nhà riêng là nghi thức: "Khâm liệm người chết" Đây là một trong những phong tục không thể bỏ qua cũng như không thể làm sơ sài trong tang lễ của người Việt. Việc hiểu rõ về nghi thức này để có sự chuẩn bị chu đáo, tránh phạm phải điều cấm kị là vô cùng quan trọng. 

Trước khi tiến hành việc nhập quan – đặt thi thể vào quan tài, gia đình người đã khuất cần thực hiện 2 việc là mộc dục, tức tắm rửa cho người chết và dùng vải để quấn quanh thi thể người chết. Công tác chuẩn bị bao bọc thân thể người đã khuất bằng vải được gọi là khâm liệm. Khâm liệm là một trong những bước quan trọng trước khi chôn cất người chết.

Loại vải dùng để quấn thi thể không có yêu cầu cụ thể là loại vải nào. Ngày xưa do điều kiện thiếu thốn, các gia đình thường dùng vải trắng thông thường. Hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện hơn, cũng như muốn tổ chức tang lễ cho người thân tốt hơn nên thường lựa chọn vải lụa, vải tơ tằm, các loại vải đắt tiền,…Hoặc sử dụng dịch vụ làm tang lễ trọn gói để chuẩn bị chu đáo, cầu kỳ hơn.

Trước khi thực hiện nghi thức khâm liệm, gia đình cần tắm rửa cho người chết bằng nước ấm. Lưu ý chỉ nên dùng khăn lau sạch cơ thể người mất sao cho thật sạch sẽ, sau đó thay quần áo mới, quần áo cũ sẽ gấp lại bỏ vào quan tài.

Có thế gia đình quan tâm: Trang phục tang lễ truyền thống của người Việt

Sử dụng ít trà khô bỏ dưới áo quan khoảng 2 phân để hạn chế mùi hôi từ cơ thể người chết. Vì trà khô có tác dụng rút hơi của người chết, giúp giữ vệ sinh hơn.

Khi đặt thi thể người chết lên vải để quấn, cần lựa chọn tấm vải rộng khoảng 1m6, đặt thi thể ở giữa sao cho thật ngay ngắn.

Người thân trong gia đình cần lưu ý vị trí đứng, đặc biệt là con trai trưởng sẽ đứng ở vị trí đầu người chết. Ngoài ra còn có một người bên trái, một người bên phải và một người ở dưới chân. Cần lưu ý con cháu trong nhà nếu không hợp tuổi nên tránh có mặt khi thực hiện việc khâm liệm.

Lễ nhập quan

4. Tiến hành lễ nhập quan

Nghi thức lễ nhập quan là nghi thức quan trọng nhất trong suốt quá trình tổ chức tang lễ. Sau quá trình tiến hành lễ phạt mộc, người đã khuất sẽ được đặt vào áo quan và đậy kín nắp. Lễ phạt mộc có ý nghĩa xua đuổi tà ma ẩn bên trong áo quan đi ra bên ngoài, giúp cho thân xác người mất được yên nghỉ và không bị ma quỷ quấy phá.

Ở bên trong áo quan sẽ được rải khoảng 3-4 lớp phân chè hoặc gạo để giữ cho thi thể bên trong luôn trong điều kiện khô ráo, sạch sẽ. Để đảm bảo cho thân xác người chết không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển thì người nhà cần chuẩn bị đệm lót hoặc một ít mền để chèn vào khoảng trống bên trong của quan tài.

Sau khi hoàn tất được công việc nhập quan thì nắp của quan tài sẽ được đóng lại, tuy nhiên sẽ chưa đóng cố định. Quan tài lúc này sẽ được khiêng đến vị trí thờ, trong dân gian Việt Nam thường gọi đây là linh cữu của người đã mất.

Có thể gia đình quan tâm: Tụng kinh hồi hướng giải trừ nghiệp chướng

Trong lễ nhập quan cần làm những gì?

Lễ nhập quan bao gồm 4 công việc chính là chuẩn bị áo quan, khâm liệm, phục hồn và nhập quan. Gia quyến của người mất phải làm đủ các bước như trên để nghi thức nhập quan diễn ra suông sẻ. Tránh trường hợp thiếu sót, chuẩn bị không kỹ càng sẽ khiến người mất không thể nhập qian được.

Chuẩn bi áo quan (quan tài)

Nếu gia đình đã chuẩn bị sẵn áo quan từ trước thì nên kiểm tra lại một lần nữa để chuẩn bị nhập quan. Khi đóng áo quan gia đình phải đo theo kích cỡ thể xác của người đã mất để áo quan được vừa vặn, phù hợp để tránh  trường hợp áo quan nhỏ hơn cơ thể thì không thể nhập quan được.

Ngược lại, nếu quan tài quá to thì thi thể sẽ rất dễ bị xê dịch, sốc nảy trong khi di chuyển. Lúc này người nhà cần phải độn rất nhiều đệm và mền lót rất phiền phức.

Lễ khâm liệm

Quá trình khâm liệm người mất bao gồm đại liệm và tiểu liệm, tức là gọi người chết hai lần. Tập quán của người Việt chính là thực hiện việc khâm liệm trên giường với miếng vải để dọc, sau đó đến quá trình liệm là hạ thi thể người mất xuống và để ngang miếng vải.

Việc khâm liệm hai lần chính là để thi thể được bọc thật kín và không bị tổn hại khi di chuyển.

Lễ phục hồn

Công việc này cần được những thầy tu lâu năm và có kinh nghiệm cúng kiếng trong đám ma thực hiện. Mục đích của việc làm này chính là để trình báo với thiên đình rằng vừa có người trần gian quy tiên, xin được phép ghi tên trong sổ thiên tào. Sau khi khấn xong, thầy cầm dao chém sao cho chiếc thang cây chuối đứt làm đôi thì kết thúc lễ.

Có thể gia đình quan tâm: Mẫu điếu văn hay nhất đọc trong tang lễ

nhập quan

Trước khi nhập quan, thời xưa thường phải làm lễ phạt mộc, bằng cách cầm nén nhang đang cháy, đọc chú, chém khẽ vào áo quan 3 nhát (đầu, cuối, cạnh bên cỗ áo quan), nhằm trừ khử hết lũ ma quái đi, tránh ám hại người chết và gieo tai họa cho người sống (tang gia).

Quan tài sau khi đã miết kín các mạch hở; đáy quan tài cần phải rải một lớp chè bồm hoặc gạo nếp rang cháy, dày khoảng 3-4 phân, để hút hơi ẩm từ thì thể thoát ra, nhằm giữ cho thi thể luôn khô ráo. Thường người ta đặt những tờ giấy bản có đục lỗ để ngăn cách phần chè bồm (than tro gạo nếp rang cháy) với thân thế người chết, để hút ẩm. Đây là việc làm cần thiết.

Khi nhập quan, thân nhân Có mặt đứng theo thứ tự gần rồi đến xa, trên rồi đến dưới quanh quan tài để thực hiện lễ nhập quan. Xưa có quy định: con trai đứng bên trái, con gái đứng bên phải người chết (cổ tục có nói: những người ”kỵ tuổi” với người chết và giờ chết trong vòng con cháu ruột thịt phải lánh mặt ra chỗ khác, để phòng ngừa tai họa về sau).

Có thể gia đình quan tâm: Cách tính cung người chết chuẩn xác nhất

Dùng tấm vải tạ quan (tấm vải lót đáy quan tài), nâng người chết lên bằng 4 góc của tấm vải tạ quan, nhẹ nhàng đặt thi thể vào áo quan. Nếu không có vải tạ quan thì dùng 3 đoạn dây luồn ở dưới thi thể, cầm các đầu dây nhẹ nhàng đặt thi hài vào quan tài.

Bên cạnh đó, tang quyến sẽ mang những đồ vật, quần áo mà lúc còn sống, người quá cố rất thích sử dụng hoặc đang sử dụng để sẵn một bên. Khi khâm liệm, chúng ta sẽ để tất cả vật dụng này vào quan tài, bên cạnh thi hài người quá cố. 

Lễ phát tang

6. Lễ phát tang

Lễ Phát tang còn gọi là Lễ Thành phục - Mặc áo tang, chính thức chịu tang từ giờ phút này.

Con cái đội tang cha mẹ nếu là con trai: Đầu đội nón tang, thân mặc đồ tang và chống gậy. Nếu là con gái: Đầu đội khăn trùm, thân mặc quần áo tang. 

Con dâu đội tang cha mẹ chồng: Mặc tang phục như con gái vì ông bà ta quan niệm, con dâu chẳng khác gì con gái ruột trong nhà. 

Con rể: Đầu quấn khăn trắng và mặc quần trắng tang lễ. 

Cháu nội, cháu ngoại đội tang ông/ bà: Đầu quấn khăn trắng. Cháu nội thì có thêm chấm đỏ giữa khăn, còn cháu ngoại thì có một chấm màu xanh ở giữa khăn để phân biệt. 

Cháu cố đội tang ông bà: Đầu quấn một dải khăn màu vàng. Không cần mặc thêm quần áo tang. 

Có thể gia đình quan tâm: Nghi thức tang lễ Phật giáo

Trước hết đánh ba hồi chín tiếng trống đại, hội nhạc tang tấu lên khúc nhạc bi ai buồn thảm bằng bài “Lâm khốc”. Báo hiệu Lễ phát tang bắt đầu, cũng là để báo cho cộng đồng dân cư biết

Sau phát tang đến phúng viếng và chia buồn với tang chủ. Con cháu chịu tang đứng trước bàn thờ vong, theo thế thứ trong gia tộc. Tang chủ đứng giữa. Chủ Lễ bắt đầu cuộc lễ. Hiện nay phần lớn đều do thầy cúng thực hiện việc này. Nội dung Lễ phát tang chủ yếu nêu nỗi đau buồn, tiếc thương vô hạn của người sống đối với người đã khuất.

Nhớ lại công lao trời biển của Cha Mẹ, đã vất vả nuôi con cháu trưởng thành. Kể tên đầy đủ người chịu tang gồm con, cháu, dâu, rể anh em…Thực hiện nghi thức thắp hương và dâng rượu, nước cho người đã khuất thụ hưởng, cũng là thể hiện lòng thành báo hiếu của con cháu, dâu rể đối với Cha Mẹ…

Sau khi lễ hoàn tất, tang chủ ra đứng bên bàn thờ vong, để đáp lễ khách phúng viếng.Các con nên thay nhau đứng túc trực. Con cháu chịu tang vào ngồi hai bên quan tài, nỉ non ai oán khóc !....

văn tế Thành phục trong Thọ Mai Gia Lễ

Bài văn tế Thành phục trong Thọ Mai Gia Lễ:

Duy…niên hiệu…năm…tháng…ngày…

…Tỉnh…huyện…Tổng…Làng

Con là…trước linh sàng…khóc mà than rằng:

Than ôi! Sương sa mưa đổ, mây phủ núi mờ

Hỏi Hóa công sao khéo đa đoan,

Cho người thế thế thời lại thế

Áo tang trắng trước thềm đau xót thế,

Than ôi! Lòng báo hiếu phận làm con,

Sầu đa đoan trong dạ chất thành non,

Tâm đau sót sóng vỗ làn dâu bể,

Nhạt nhòa nhỏ lệ tưởng nhớ vong linh.

Nhân nay tang phục đã an,

Kính dâng một lễ gọi là dốc lòng báo hiếu thủy chung.

Kính! ngàn thu suối vàng an nghỉ!

Thượng hưởng!

Lễ phúng viếng

7. Lễ phúng viếng

Phúng điếu hay còn gọi là chấp điếu – một trong những nghi thức mỗi khi gia đình có tang sự. Tùy theo quan điểm của mỗi nhà mà việc chấp điếu hay miễn điếu có nên hay không, điều này không bắt buộc.

Theo nghĩa Hán Việt, “Phúng” có nghĩa là những lễ vật mang viếng người chết. Những lễ vật này bao gồm hoa quả, nhang đền, hoa viếng, phong bì phúng điếu,… Phần lễ vật này nhằm thể hiện sự kính trọng của người đi viếng gửi đến gia đình. Mong phụ giúp gia đình phần nào nỗi mất mát đau thương.

Còn từ “Điếu” có nghĩa là việc người còn sống đến thăm viếng gia đình có tang sự. Mặc dù người chết đã được khâm liệm nhưng đây được xem là lần gặp cuối cùng với người chết. Mong linh hồn của người mất sớm về nơi an nghỉ cuối cùng. Mặc khác an ủi, động viên phần nào đến người thân của người chết. Mong mọi người sẽ bớt đau buồn và vượt qua đau thương này.

Theo phong tục thờ cúng thì việc phúng điếu có từ rất lâu đời. Tất cả bắt nguồn từ truyền thống tương thân tương ái, mọi người trong làng giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi gia đình có tang sự, mọi người tụ hội với nhau, người phụ cái này người phụ cái kia. Có nhà thì phụ lễ vật, có nhà phụ tiền của mua ma chay….

Có thể gia đình quan tâm: Đeo khăn tang trong bao lâu?

Cũng từ đó mà phong tục phúng điếu lưu truyền cho đến ngày nay. Ngày nay việc phúng điếu trông cầu kỳ hơn rất nhiều so với ngày trước. Phần lễ vật phúng điếu cũng nặng về vật chất hơn. Khi bạn khi phúng viếng người chết, phần lễ vật mang theo cúng người mất có thể là vòng tay, trái cây, nhang đèn,… thậm chí là phong bì phúng điếu.

Cứ thế theo thời gian mà phúng điếu trở thành phong tục quen thuộc của nhiều vùng miền. Mỗi khi gia đình có tang sự không thể thiếu phần phúng điếu người mất. Tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà việc nhận lễ vật phúng điếu hay không.

Một số người cho rằng nhận lễ vật phúng điếu sẽ khiến linh hồn của người chết mắc nợ và không được siêu thoát. Mặc khác cho rằng đó là hành động tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, mặc dù họ lo tốt phần hậu sự nhưng vẫn chấp điếu.

Lễ di quan

8. Lễ di quan

Chuyển quan tài (hòm) từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất, hay từ nơi khâm liệm đến một nơi khác mà chưa chôn, để lại hôm sau mới đem chôn cũng được gọi là di quan.

Ở bước này, linh cữu sẽ được đưa lên xe để vận chuyển đến nơi chôn cất. Đối với các gia đình Công giáo, trước khi chôn cất, linh cữu sẽ được đưa đến nhà thờ để thực hiện một số nghi lễ tôn giáo, với mục đích giúp cho linh hồn người quá cố được hưởng an bình muôn đời bên Chúa.

Đối với gia đình Phật giáo, trước khi di quan sẽ có các Phật tử và nhà sư tụng kinh hồi hướng công đức để linh hồn người mất sớm được siêu thoát!

Có thể gia đình quan tâm: Niệm thần chú Om mani Padme hum có tác dụng gì?

Tổ chức tang lễ trọn gói tại nhà riêng

9. Tiến hành lễ an táng hoặc hỏa táng

Có 2 hình thức án táng phổ biến nhất ở nước ta đó là địa táng và hỏa táng. Trong đó địa táng là chôn linh cữu dưới đất còn hỏa táng là thiêu đốt linh cữu để thu cất xương cốt vào hũ. 

Lựa chọn hình thức an táng nào còn tùy thuộc vào nguyện vọng của người mất đã trăn trối trước đó hoặc điều kiện tài chính của tang chủ. 

Có thể gia đình quan tâm: Bảng giá tang lễ trọn gói chôn cất và hỏa táng bao nhiêu tiền?

Tin liên quan
Dịch vụ tang lễ trọn gói tại Lạc Hồng Viên Dịch vụ tang lễ trọn gói tại Lạc Hồng Viên
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên cung cấp dịch vụ tang lễ trọn gói cho khách hàng tại khu vực Hà Nội với cam kết tổ chức chuyên nghiệp, loai bớt các thủ tục...

Đọc Chú Đại Bi có tác dụng gì? Đọc Chú Đại Bi có tác dụng gì?
Kinh Chú đại bi hay còn được gọi với cái tên Đại Bi Tâm Đà La Ni một trong những bài thần chú cơ bản trong việc thể hiện công đức của Đại Bồ Tát. Chú...

Hỏa táng có tốt không? Hỏa táng có tốt không?
Hiện nay hình thức hỏa táng người quá cố được khuyến khích các gia đình nhiều hơn bởi nhu cầu về bảo vệ môi trường. Một trong những hình thức hợp vệ...

Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai tử Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai tử
Giấy khai tử hay thường được gọi là Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con...

Ảnh hoa sen tang lễ Ảnh hoa sen tang lễ
Hình ảnh hoa sen trắng mang đậm nỗi buồn, mất mát đau thương. Việc thay đổi hình ảnh hoa sen trắng nền đen cũng là cách gửi lời thông báo đến bạn bè, người...

Vì sao linh hồn người chết trẻ rất thiêng Vì sao linh hồn người chết trẻ rất thiêng
Trong nhân gian vẫn thường có câu chết trẻ khỏe ma với hàm ý rằng những người chết trẻ rất thiêng. Sở dĩ người ta đồn đại như vậy là bởi những hiện...

Lễ khâm liệm là gì? Lễ khâm liệm là gì?
Sau khi người nhà mặc xong áo thọ cho người chết, họ sẽ phải đặt thi thể vào trong quan tài. Nghi lễ này được gọi là "khâm liệm" hay "đại liệm". Cử hành...

Cháy bát hương người mới mất là điềm gì? Cháy bát hương người mới mất là điềm gì?
Theo quan niệm dân gian, người mới mất bao giờ cũng rất linh thiêng vì còn chưa cởi bỏ hết chấp niệm với trần thế. Việc thờ cúng và bốc bát hương cho người...

Hướng dẫn cách lập bàn thờ người mới mất Hướng dẫn cách lập bàn thờ người mới mất
Trong nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt, lập bàn thờ vong người mới mất là thủ tục vô cùng quan trọng. Song bên cạnh đó, sau khi hoàn thành việc...

Chương trình đọc kinh cho người mới mất Công giáo Chương trình đọc kinh cho người mới mất Công giáo
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng, chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Dịch vụ chỉnh sửa ảnh thờ, phục chế ảnh cũ Dịch vụ chỉnh sửa ảnh thờ, phục chế ảnh cũ
Dịch vụ chỉnh sửa ảnh thờ, phục chế ảnh cũ bị mờ, cũ. Ảnh kỷ niệm bị phai màu, rách nát trở lại trạng thái tốt nhất với chất lượng cao nhất với...

Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói
Tâm An Lạc xin gửi đến quý gia đình bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói ( bao gồm cả hỏa táng và an táng ) tại TPHCM nói riêng và toàn quốc nói chung để quý vị...

Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM
Dịch vụ bốc mộ Tâm An Lạc sẽ xem ngày giờ để tiến hành bốc bộ. Yếu tố tâm linh và phong thủy là vô cùng quan trọng cho nên khi thực hiện bốc mộ tuyệt đối...

Dịch vụ tang lễ trọn gói tại Lạc Hồng Viên Dịch vụ tang lễ trọn gói tại Lạc Hồng Viên
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên cung cấp dịch vụ tang lễ trọn gói cho khách hàng tại khu vực Hà Nội với cam kết tổ chức chuyên nghiệp, loai bớt các thủ tục...

Đọc Chú Đại Bi có tác dụng gì? Đọc Chú Đại Bi có tác dụng gì?
Kinh Chú đại bi hay còn được gọi với cái tên Đại Bi Tâm Đà La Ni một trong những bài thần chú cơ bản trong việc thể hiện công đức của Đại Bồ Tát. Chú...

Hỏa táng có tốt không? Hỏa táng có tốt không?
Hiện nay hình thức hỏa táng người quá cố được khuyến khích các gia đình nhiều hơn bởi nhu cầu về bảo vệ môi trường. Một trong những hình thức hợp vệ...

Văn khấn gia tiên hàng ngày Văn khấn gia tiên hàng ngày
Ngày nay, rất nhiều gia đình vẫn giữ thói quen thắp hương và đọc văn khấn gia tiên hàng ngày. Bởi họ quan niệm rằng, mỗi nén hương được thắp lên là một...

Văn khấn đầy tháng cho bé trai và bé gái Văn khấn đầy tháng cho bé trai và bé gái
Văn khấn đầy tháng cho bé trai và bé gái. Lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé là một nghi lễ quan trọng được thực hiện khi bé tròn 1 con trăng tuổi với mong muốn những...

Văn khấn cúng xe Văn khấn cúng xe
Theo quan niệm tâm linh của nhiều người, việc cúng xe mới là hoàn toàn quan trọng. Lễ cúng này sẽ là dịp để cảm tạ Trời, Phật, các vị thần linh cùng gia tiên...

Nấu món chay ngon dễ làm cho mùa Vu Lan Nấu món chay ngon dễ làm cho mùa Vu Lan
Một mùa Vu Lan nữa lại về, nghĩ về ngày Vu Lan người ta sẽ nghĩ ngay đến ngày báo hiếu cha mẹ. Đó cũng là dịp để mọi người có thể về bên gia đình, cùng...

Thủ tục kinh doanh dịch vụ tang lễ Thủ tục kinh doanh dịch vụ tang lễ
Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc chủ kinh doanh phải thực hiện trước khi kinh doanh dịch vụ tang lễ, dịch vụ mai táng.

Tang lễ nghệ sĩ Vũ Linh Tang lễ nghệ sĩ Vũ Linh
Sau gần nửa thập kỷ bôn ba với kiếp tằm vương tơ, sau 5 ngày sống trong tình yêu thương của khán giả khi nằm trong cỗ áo quan, NSƯT Vũ Linh đã nằm yên dưới...

Tử vi tuổi Tuất năm 2023 Tử vi tuổi Tuất năm 2023
Từ vi tuổi Tuất năm 20023 công danh sự nghiệp của người tuổi Tuất khá hanh thông. Do có cát tinh phù trợ, bản mệnh cầu được ước thấy, chỉ cần quyết tâm...

Tử vi tuổi Dậu 2023 Tử vi tuổi Dậu 2023
Khác với tử vi năm cũ, tuổi Dậu đối mặt đầy rẫy những khó khăn, thách thức trong năm 2023. Hầu hết các phương diện trong cuộc sống của con giáp này đều...

Tử vi tuổi Thân năm 2023 Tử vi tuổi Thân năm 2023
Theo tử vi tuổi Thân năm 2023 sẽ bước vào giữa năm Tam Tai, dẫn đến sự nghiệp của họ chưa thể có những bước tiến rõ ràng, tuy nhiên vẫn có những thay đổi...

Ngủ mơ thấy khăn tang là điềm gì? Ngủ mơ thấy khăn tang là điềm gì?
Ngủ mơ thấy khăn tang là điềm báo gì? Có đáng sợ hay không? Nằm mơ thấy khăn tang đánh con gì trúng lớn? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé

Mơ thấy người chết nhưng vẫn sống Mơ thấy người chết nhưng vẫn sống
Từ góc độ tinh thần thì khi bạn nằm mơ thấy người chết nhưng vẫn sống cũng có nghĩa là trong thâm tâm, bạn vẫn còn nhớ đến những người đã không còn nữa,...

Nằm mơ thấy số 97 nghĩa là gì? Nằm mơ thấy số 97 nghĩa là gì?
Khi nằm mơ thấy số 97 thì có nghĩa rằng bạn là một người khá hướng nội và thích sự đơn độc, không thích di chuyển nhiều. Bên cạnh đó, khi mơ thấy số 97...

Trại Hòm Martino

Trụ sở công ty

Cơ sở 1: 410 Mã Lò, p.Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân

Chi nhánh TPHCM

Cơ sở 2: 35 Nguyễn Thị Đặng, p.Tân Thới Hiệp, Q12

Email

tamanlac.sales@gmail.com
Điện thoại: 09 44 44 88 22
Giờ làm việc: 24/7
Kể cả ngày lễ
 
 
 

 

 Dịch vụ tang lễ Tâm An Lạc

Bản quyền thuộc về Martino Group.
messenger icon zalo icon